Bạn là một người Việt Nam và muốn khám phá sâu hơn về đất nước của mình? Đúng là Việt Nam học chắc chắn là một ngành học phù hợp với bạn. Ngành Việt Nam học không chỉ là một ngành học thú vị mà còn đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Đồng thời, đây cũng là một ngành đang có nhu cầu về nhân lực cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm và triển vọng rộng lớn.
Giới thiệu ngành Việt Nam học
Việt Nam học (Mã ngành: 7310630) là một ngành khoa học nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam, bao gồm các thành tựu văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học… để làm rõ những nét độc đáo và đa dạng của một quốc gia từ góc nhìn văn hóa.
Ngành Việt Nam học được trang bị kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức toàn diện về Việt Nam học (kể cả tiếng Việt đối với sinh viên nước ngoài), kỹ năng quan hệ quốc tế và giao tiếp xã hội, cùng khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn. Các cử nhân Việt Nam học có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Sinh viên học ngành Việt Nam học sẽ được trang bị kiến thức về du lịch và quản lý hướng dẫn du lịch, văn hóa du lịch… Cụ thể, kiến thức về con người và đất nước Việt Nam bao gồm:
- Phong tục tập quán của người Việt trên toàn đất nước
- Văn hoá giao tiếp của người Việt trong gia đình, công sở, trường học, kinh doanh, tiếp khách
- Văn hoá ẩm thực của người Việt, các món ăn đặc trưng và phong cách nấu ăn ở từng vùng
- Văn hoá truyền thống của người Việt trong từng thời kỳ lịch sử
- Kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học…
Các trường đào tạo ngành Việt Nam học
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) – USSH
- Đại học Sư phạm Hà Nội – HNUE
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Hải Phòng – DHHP
- Đại học Thủ Đô Hà Nội – HNMU
- Đại học Thành Đô
- Đại học Thăng Long – TLU
Khu vực miền Trung:
- Đại học Vinh – TDV
- Đại học Duy Tân – DTU
- Đại học Quảng Nam
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Phan Châu Trinh
Khu vực miền Nam:
- Đại học Sư phạm TP.HCM – SPS
- Đại học Cần Thơ – CTU
- Đại học An Giang – AGU
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng – HIU
- Đại học Nguyễn Tất Thành – NTT
- Đại học Tôn Đức Thắng – TDTU
- Đại học Đồng Tháp
Các khối xét tuyển ngành Việt Nam học
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Việt Nam học đang ngày càng mở rộng và đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và quản lý văn hóa, tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học, tổ chức nước ngoài… Bạn cũng có thể làm việc trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, cơ quan chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch hoặc quản lý lữ hành, giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học hoặc làm việc trong các cơ quan truyền thông, tổ chức sự kiện…
Lời kết
Hy vọng rằng bạn đã có thông tin cần thiết về ngành Việt Nam học thông qua bài viết này. Nếu bạn muốn xác định xem ngành học này phù hợp với sở thích của mình hay không, hãy tham gia bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland của chúng tôi để có câu trả lời chi tiết.
Minh Trâm